---------------- TỨC GIẬN LÀ BẢN NĂNG, KIỀM CHẾ MỚI LÀ BẢN LĨNH
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG GIẬN QUÁ MẤT KHÔN?
Cơn giận có thể được thể hiện thông qua lời nói và hành động. Nếu không bộc lộ hết được cơn giận dữ ra, chưa chắc cơn tức giận đó sẽ tự tan biến đi, mà ngược lại nó có thể gây tích tụ, làm tăng và bùng nổ cơn tức giận khác còn lớn hơn cơn tức giận ban đầu. Một số những cơn tức giận có thể thuyên giảm sau khi bạn thực hiện những chỉ dẫn ở mục “hạ nhiệt”, nhưng đa số những cơn tức giận khác, bạn cần phải thể hiện cơn giận của mình để tìm hướng giải quyết cho tình huống mà bạn đang mắc phải. Vì thế, hãy tham khảo một số cách kiềm chế cơn tức giận cực kỳ hiệu quả sau đây:
– Hãy chia sẻ những cảm xúc tiêu cực với một người nào đó hoặc chia sẻ qua điện thoại. Gửi e-mail, tin nhắn và ghi chép không có tác dụng giảm bớt cơn giận của bạn.
– Liên tục tự nhủ “Tôi hiểu”. Cụm từ này sẽ ủng hộ những mục tiêu của bạn khi cơn căng thẳng lên cao và khi đó bạn cần tìm nơi để bình tĩnh lại hoặc tham gia tiệc tùng cùng bạn bè.
– Chú ý khi bạn cảm thấy bị đe dọa bởi những gì mà người khác nói với bạn. Chống lại sự cám dỗ tự bào chữa cho mình hoặc chấm dứt nói chuyện với người khác. Điều đó sẽ giúp bạn trở thành một người nói chuyện cởi mở và đáng tin cậy.
– Thực hành cách đưa ra đề nghị khi bạn giận. Bạn hãy đề xuất đề nghị, điều có ích hơn chia sẻ cảm xúc của bạn. Ví dụ, nếu người giúp việc không rửa bát, thì hãy đề nghị họ rửa bát, điều đó sẽ tốt hơn là nổi giận vì nổi giận làm cho khoảng cách giữa hai người xa hơn.
– Cố gắng lặp lại những từ mà ai đó nói với bạn khi họ đang căng thẳng hoặc khi bạn không hoàn toàn đồng ý với họ. Phương pháp phản hồi này sẽ giúp cả người nói và người nghe tập trung vào câu chuyện hơn, đặc biệt là khi một người trong cuộc đang cố gắng hiểu quan điểm của người kia.
– Chịu trách nhiệm với những cảm xúc của bạn để tránh đổ lỗi cho người khác. Chú ý tới giọng bắt đầu khiển trách người khác. “Tôi cảm thấy giận khi bạn đến chậm 20 phút mà không gọi điện báo trước cho tôi” sẽ tốt hơn là nói “Bạn làm tôi phát điên lên vì bạn đến muộn đây này.”
– Học cách lắng nghe hai khía cạnh của xung đột mà bạn đang tham gia ngay cả khi bạn là người dàn xếp hay cố vấn. Nếu bạn có thể lắng nghe như vậy, bạn sẽ đem lại hoà bình và giải quyết vấn đề nhanh hơn. Ví dụ, khi người làm công đòi tăng lương, bạn có thể nói “Tôi hiểu bạn cần tăng lương nhưng tôi cũng cần cho bạn biết rõ là quỹ của công ty trong thời gia này ít. Vậy thì tôi có thể bồi thường cho bạn trong khi không có tiền mặt được không?” Trong trường hợp này, người điều đình sẽ đưa ra được những dàn xếp sáng tạo thoả mãn các giới hạn và các nhu cầu của cả hai phía.
– Tỏ ra khôi hài với kỹ năng tự kiềm chế cảm xúc trong những tình huống xung đột cao. Bạn có thể coi tự kiềm chế bản thân khi căng thẳng, giận dữ giống như một thành tích thể thao. Bạn còn có thể coi rèn luyện khả năng bình tĩnh giống như luyện tập môn cử tạ – luyện tập môn cử tạ giúp cơ bắp bạn to hơn và dễ hơn cố gắng tình tĩnh trong những tình huống căng thẳng cao độ đấy.
– Khi bạn gặp phải tình huống khiến bạn nổi cơn thịnh nộ, bạn hãy chờ vài ngày để bình tĩnh lại. Sau đó, bạn có thể nhìn nhận vấn đề khách quan và tìm ra cách giải quyết vấn đề rõ ràng hơn nhiều.
– Quyết định nói lịch sự bất cứ khi nào bạn giận hoặc thất vọng. Nếu bạn tự cho phép mình nổi nóng, mọi người sẽ cảm thấy không an toàn khi gần bạn. Họ sẽ cảm thấy bạn là người không thể dự đoán trước được và không đáng tin cậy. Nỗi sợ hãi và những bức tường ngăn cách sẽ khiến bạn không đạt được thành công trong các mối quan hệ và trong công việc.
Bạn hãy nhớ rằng hình ảnh của sự tức giận là rất đáng sợ. Cảm xúc đó có thể là niềm kiêu hãnh của một người có cá tính mạnh mẽ nhưng những người không thể kiểm soát được sự tức giận của bản thân sẽ trở nên khó gần, thậm chí họ sẽ tự cô lập chính mình giữa cộng đồng. Vì vậy, dù thế nào bạn cũng hãy học cách kiểm soát cơn giận dữ để tránh những ảnh hưởng tiêu cực do nó gây ra nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét